TÁM THIẾU NIÊN VIỆT NAM ĐẦU TIÊN
02/12/2014 3:46:48 CH
Năm 1925, hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí được thành lập, ngay sau khi thành lập, hội đã lo đến việc tổ chức và lãnh đạo đoàn thể riêng của Thanh niên cách mạng. Hội đã chọn 8 em thiếu niên đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc ) để bồi dưỡng thành hạt nhân của Đoàn sau này. Vậy 8 em thiếu niên đầu tiên do Bác Hồ huấn luyện ở Quảng Châu là những ai? Tên tuổi và số phận của họ ra sao? Đây là câu hỏi đã có nhiều người đặt ra và muốn tìm thông tin cho câu trả lời.

ĐƯỢC BÁC HỒ HUẾN LUYỆN TẠI QUẢNG CHÂU, TRUNG QUỐC 
Năm 1925, hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí được thành lập, ngay sau khi thành lập, hội đã lo đến việc tổ chức và lãnh đạo đoàn thể riêng của Thanh niên cách mạng. Hội đã chọn 8 em thiếu niên đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc ) để bồi dưỡng thành hạt nhân của Đoàn sau này. Vậy 8 em thiếu niên đầu tiên do Bác Hồ huấn luyện ở Quảng Châu là những ai? Tên tuổi và số phận của họ ra sao? Đây là câu hỏi đã có nhiều người đặt ra và muốn tìm thông tin cho câu trả lời.
          Qua tìm hiểu và tham khảo một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học và qua nguồn tư liệu của Bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương cung cấp, có thể khẳng định rằng 8 thiếu niên đó là: Lý Hữu Trọng (Lý Tự Trọng); Ngô Hậu Đức (Lý Phương Đức); Nguyễn Thị Tích (Lý Phương Thuận); Ngô Trí Thông (Lý Trí Thông); Nguyễn Sinh Thản (Lý Nam Thanh); Vương Thúc Thoại (Lý Thúc Chất); Hoàng Tự (Lý Anh Tợ) và Đinh Chương Long (Lý Văn Minh) .
          Các em có mặt tại Quảng Châu vào khoảng tháng 7 năm 1925 , độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi. Trong số đó 6 em (4 nam, 2 nữ) là Trọng, Đức (Nữ), Thuận (Nữ), Chất, Tợ, Thông, được đưa từ Xiêm sang, còn 2 em Thanh và Minh được đưa từ trong nước sang. Tất cả những em này đều là con em của những gia đình giàu lòng yêu nước .
          Tới Quảng Châu, bài học đầu tiên của các em là về nguyên tắc giữ bí mật, do đó trước hết phải lấy họ tên mới theo họ của Nguyễn Ái Quốc lúc đó gọi là Lý Thuỵ, với danh nghĩa công khai là những họ hàng trong gia tộc họ Lý ở miền nam Quảng Đông để giới thiệu các em vào trường tiểu học (Thuộc trường đại học Tôn Trung Sơn ). Bác yêu cầu tổng bộ soạn riêng một chương trình học tập chính trị và văn hoá cho các em, Bác dạy cho các em về địa lý, lịch sử nước Việt Nam, tại sao lại phải đánh bọn thực dân Pháp? muốn đánh chúng nhân dân ta phải làm gì? Thanh niên Việt Nam phải làm gì để góp phần đánh đổ thực dân Đế quốc .
Ngày 27 tháng 7 năm 1926, với tầm nhìn chiến lược, nhằm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tương lai có trình độ cơ bản và toàn diện, đặc biệt là được tiếp thu ' “Một nền giáo dục Cộng sản chủ nghĩa tốt đẹp'', Người đã gửi thư cho Uỷ Ban trung ương Đoàn thiếu niên tiền phong trực thuộc Đoàn thanh niên cộng sản Lê Nin và đề nghị tạo điều kiện cho các em được sang học tập tại Liên Xô .
Do sự phản bội của Quốc Dân Đảng, nên kế hoạch gửi các em đi học ở Liên Xô không thực hiện được. Song lịch sử sẽ ghi nhận công lao giáo dục, đào tạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với lớp thiếu niên này.
Vào những năm sau 8 thiếu niên này đã trở thành đoàn viên thanh niên cộng sản thuộc lớp đầu tiên của nước ta. Trong số đó Lý Tự Trọng tên thật là Lê Văn Trọng, cái tên được nhắc nhiều nhất đi vào lịch sử là người đoàn viên đầu tiên đã oanh liệt đấu tranh đến hơi thở cuối cùng cho Đảng, cho sự nghiệp cách mạng .
Một cái tên nữa cũng thường được nhắc đến bởi gắn liền với sự kiện Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Hồng Kông đó là Lý Phương Thuận. Lý Phương Thuận tên thật là là Nguyễn Thị Tích, cũng có tên là Lý Sâm, Lý Thị Tâm, Hoàng Lệ Minh ... sinh năm 1916 ở xã Hưng Tân, Hưng Nguyên, Nghệ An. Ngày 6 tháng 6 năm 1931, Lý Phương Thuận bị bắt cùng Nguyễn Ái Quốc, sau này vì không có chứng cứ buộc tội, toà án Hồng Kông đã trả tự do cho Lý Phương Thuận và buộc phải rời khỏi Hồng Kông. Khi ra tù Lý Phương Thuận đã bí mật mang thư của Nguyễn Ái Quốc gửi cho Cường Để (cháu đích tôn của Hoàng thái tử Nguyễn Phúc Cảnh)  phòng liên lạc với ông khi cần thiết. Mãi 15 năm sau, tức năm 1946,  Lý Phương Thuận mới gặp lại Chủ tịch Hồ Chí Minh .
Thật tự hào khi được biết Lý Nam Thanh (tên thật là Nguyễn Sinh Thản, người làng Sen - Kim Liên - Nam Đàn), Lý Thúc Chất (tên thật là Vương Thúc Thoại) và Lý Anh Tợ (tên thật là Hoàng Tự) là 3 trong số 6 chiến sỹ tình nguyện Việt Nam trong Trung đoàn Quốc tế (Trung đoàn là những người nước ngoài làm việc trong cơ quan Quốc tế cộng sản, thuộc sư đoàn bộ binh cơ giới đặc biệt viết tắt là OMSBON), chiến đấu, bảo vệ Mátxcơva và hy sinh anh dũng .
Ngày 12 tháng 12 năm 1986 kỷ niệm 45 năm bảo vệ Matxcơva, Chủ tịch đoàn Chủ tịch xô viết tối cao Liên Xô A.Gơrômưcô đã ký sắc lệnh truy tặng 5 chiến sỹ Việt Nam huân chương chiến tranh giữ nước hạng nhất, vì lòng dũng cảm thể hiện trong trận chiến đấu chống bọn xâm lược Đức phát xít bảo vệ Mátxcơva .
Về Lý Trí Thông sau này với tên gọi là Hoàng Vinh, tháng 8 năm 1945 ông về nước, viết thư lên Bác Hồ xin việc làm và được sắp xếp vào làm thư ký ở vụ Hoa Kiều .
Còn Lý Phương Đức hiện nay cũng chưa thu thập được tin tức gì nhiều  chỉ biết Lý Phương Đức có một cuốn hồi ký ''Theo Bác làm cách mạng'' 28 trang viết tại Hà Nội năm 1979, chỉ viết về thời kỳ ở Quảng Châu và sau đó ở Hồng Kông (1930- 1931).
Nhân vật Lý Văn Minh hoàn toàn không có tin tức gì, có giả thuyết cho rằng có khả năng Lý Văn Minh là người thứ 6 trong 6 người tham gia trong Trung đoàn quốc tế chiến đấu bảo vệ Mátxcơva và anh dũng hy sinh .
Như vậy sơ bộ chúng ta có được những thông tin về 8 đoàn viên  đầu tiên do Bác Hồ huấn luyện ở Quảng Châu, tên tuổi của họ sẽ luôn được sử sách lưu danh, vì họ là những người viết lên trang sử đầu tiên của Đoàn thanh niên cộng sản Việt Nam, vì họ là những người may mắn được Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn, đào tạo và vì phần lớn trong số họ đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và sự nghiệp quốc tế cao cả.
 
                                                                  Ths  LÊ XUÂN CHUNG
                                                       BÍ THƯ ĐOÀN TN KHU DI TÍCH KIM LIÊN
                               

Thông tin tham quan

Liên kết website