NHỮNG KỶ VẬT CỦA GIA ĐÌNH BÁC HỒ TẠI KHU DI TÍCH KIM LIÊN
19/11/2014 4:33:44 CH
Trải qua gần 60 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, Khu di tích Kim Liên đã vượt qua một chặng đường dài nỗ lực cố gắng và có những bước tiến dài trong việc thực hiện nhiệm vụ giữ gìn, tôn tạo di tích, tuyên truyền giới thiệu về quê hương, gia đình, thời niên thiếu và hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ những kỷ vật vô giá có ý nghĩa sâu sắc, là nguồn tư liệu quý giá đối với du khách đến tham quan, nghiên cứu và học tập. Với bài viết nhỏ này chúng tôi xin g

Trải qua gần 60 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, Khu di tích Kim Liên đã vượt qua một chặng đường dài nỗ lực cố gắng và có những bước tiến dài trong việc thực hiện nhiệm vụ giữ gìn, tôn tạo di tích, tuyên truyền giới thiệu về quê hương, gia đình, thời niên thiếu và hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ những kỷ vật vô giá có ý nghĩa sâu sắc, là nguồn tư liệu quý giá đối với du khách đến tham quan, nghiên cứu và học tập. Với bài viết nhỏ này chúng tôi xin giới thiệu một số tài lIệu hiện vật như sau:
1, Chiếc giường nơi nghỉ của bà Hoàng Thị Loan - Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh :
Giường được làm bằng gỗ xoan rộng 1,15m, dài 1,58m, cao 34 cm.
Trên chiếc giường này bà Hoàng Thị Loan đã sinh ba người con yêu nước:
- Năm 1884 bà sinh con gái đầu lòng: cô Nguyễn Thị Thanh
- Năm 1888 bà sinh người con thứ 2: cậu Nguyễn Sinh Khiêm
Và cách đây 124 năm, ngày 19/5/1890 cậu bé Nguyễn Sinh Cung cất tiếng khóc chào đời - Người mà hằng năm được nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế kỷ niệm ngày sinh với tư cách là anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới.
 
2, Chiếc rương gỗ:
Chiếc rương dùng để đựng thóc và những vật quý của gia đình được làm bằng gỗ dài 93cm, rộng 67cm, cao 80cm.
Chiếc rương là quà hồi môn của cụ Nguyễn Thị Kép - bà ngoại Bác Hồ dành tặng cho con gái khi đi lấy chồng. Thuở nhỏ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã men theo chiếc rương này để chập chững tập đi. Đó là những bước đi đầu tiên trong cuộc đời người, để rồi sau đó sẽ nối dài những bước chân vững chãi Người đi khắp bốn biển năm châu đi tìm đường cứu nước. Ngày về thăm quê Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xúc động nói: "Các cô, các chú thật khéo giữ, chiếc rương vẫn còn đây à? ".
3. Bộ phản gỗ: (tại di tích làng Sen)
Bộ phản là nơi tiếp khách của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh  khi sống tại Làng Sen được làm bằng gỗ đa, dài 2,73m, rộng 1,43m.
Nơi đây đã chứng kiến bao cuộc đàm luận của các nhà nho yêu nước đầu thế kỷ  XIX: cụ Phan Bội Châu, cụ Vương Thúc Quý, cụ Đặng Nguyên Cẩn và cụ Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh .
Ngày ấy Nguyễn Tất Thành (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu) được thân sinh sai lấy nước tiếp trà cho khách, cậu đã chứng kiến nỗi day dứt và trăn trở của các bậc cha chú trước vận mệnh nước nhà. Cậu thiếu niên Nguyễn Tất Thành đã lắng nghe lời bàn luận của các cụ và bằng sự mẫn cảm tuyệt vời cậu đã sớm nhận thức được những vấn đề của thời đại, đó là cơ sở ban đầu góp phần hình thành tư tưởng yêu nước thương dân, ý chí giải phóng dân tộc và nhen nhóm bao ước mơ cao đẹp của Người. Ký ức về những cuộc tranh luận của các nhà nho yêu nước về con đường giải phóng là tiền đề để sau này Nguyễn Tất Thành suy ngẫm lựa chọn con đường cứu nước của mình.
4, Bức thư ông Nguyễn Sinh Sắc gửi cháu Nguyễn Sinh Lý:
Năm 1906, ông Nguyễn Sinh Sắc vào Huế làm quan, thấu hiểu những ngang trái của thân phận làm quan dưới một triều đại tôi đòi, ông Nguyễn Sinh Sắc đã viết thư cho cháu Nguyễn Sinh Lý (con trai ông Nguyễn Sinh Thuyết - anh trai cùng cha khác mẹ của ông Nguyễn Sinh Sắc):
"Thúc phụ phó bảng Nguyễn Thị, Nguyễn Sinh Lý thư:

Nhân sinh nhược đại mộng
Thế sự như phù vân
Uy thế bất túc thị
Xảo hiểm đồ tự hại
Giới chi! giới chi!
Nghĩa là: "Chú Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc gửi cháu Nguyễn Sinh Lý
Cuộc đời như giấc mộng lớn
Việc đời như áng mây trôi
Uy thế mạnh không đủ để dựa
Xảo hiểm là tự hại mình
Răn đấy! răn đấy!"
Ông Nguyễn Sinh Lý coi đó là lời vàng ngọc, cho khắc gỗ, sơn son thiếp vàng treo trang trọng trong nhà để răn dạy con cháu. Nay được treo tại nhà trưng bày số 1 - Khu di tích Kim Liên. Những lời dạy của cụ Nguyễn Sinh Sắc không chỉ có ý nghĩa đối với con cháu trong gia đình mà còn tỏa sáng đến hôm nay và mãi mãi về sau.
Những tài liệu, hiện vật vô giá trên cùng với những kỷ vật quý khác, đã là nguồn tư liệu có sức hấp dẫn kỳ diệu để du khách trong nước và bầu bạn quốc tế tham quan, học tập, nghiên cứu về quê hương, gia đình và thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 
                                                                                                      Bùi Thị Đảm - Khu di tích Kim Liên 
 

Thông tin tham quan

Liên kết website