KỶ NIỆM 12 NĂM NGÀY DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM 23-11 - GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA TẠI KHU DI TÍCH KIM LIÊN
21/11/2017 2:17:16 CH
Đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, di sản Văn hóa được xem là báu vật thiêng liêng mà mỗi thế hệ phải có trách nhiệm phát huy và bảo tồn cho các thế hệ tiếp theo. Một Xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu không dựa trên nền tảng các giá trị Văn hóa.Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên dải đất hình chữ S. Mỗi dân tộc góp vào nền văn hóa chung một sắc màu độc đáo, tạo nên một bức tranh về văn hóa Việt Nam phong phú và đa dạng. Khi khẳng định văn hóa gắn liền với t

Đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, di sản Văn hóa được xem là báu vật thiêng liêng mà mỗi thế hệ phải có trách nhiệm phát huy và bảo tồn cho các thế hệ tiếp theo. Một Xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu không dựa trên nền tảng các giá trị Văn hóa.Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên dải đất hình chữ S. Mỗi dân tộc góp vào nền văn hóa chung một sắc màu độc đáo, tạo nên một bức tranh về văn hóa Việt Nam phong phú và đa dạng. Khi khẳng định văn hóa gắn liền với toàn bộ cuộc sống và sự phát triển của xã hội. Con người ra đời, trưởng thành là nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ văn hóa. Giá trị văn hóa của một dân tộc thể hiện bản sắc của dân tộc ấy. Những giá trị văn hóa của con người là thước đo trình độ phát triển và thể hiện đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc giữ gìn di sản văn hóa. Vì vậy mà chỉ hơn 3 tháng sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 65/SL ngày 23/11/1945 ấn định nhiệm vụ cho Đông phương Bác cổ học nhiệm vụ bảo tồn tất cả các cổ tích trong toàn cõi Việt Nam. Cho đến nay, những tư tưởng, quan điểm rất cơ bản của Sắc lệnh số 65/SL vẫn giữ nguyên được ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Trước yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ đổi mới, ngày 24/02/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc hàng năm lấy ngày 23/11 là ngày Di sản Việt Nam, nhằm “phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc”.
          Khu di tích Kim Liên với lịch sử hơn 60 năm Bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản về quê hương, gia đình thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hai lần người về thăm quê. Trong nhiều năm qua, công việc Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hoá của Khu di tích Kim Liên đã có nhiều bước phát triển có tính bền vững cao, được các cấp, các ngành, các tổ chức, nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế hết sức quan tâm được thể hiện qua số liệu đón khách hàng năm, đặc biệt năm 2017 chúng ta đón hơn 1,7 triệu lượt người.
         Từ lý luận cho đến thực tiễn, kinh nghiệm công tác Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của Khu Di tích Kim Liên, chúng ta nhận thấy: Muốn bảo tồn và phát huy giá trị của Khu Di tích được thực hiện tốt, nhất thiết chúng ta phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về giá trị, tầm quan trọng và ý nghĩa của Khu Di tích về Bác Hồ tại Kim Liên, trên cơ sở đó chúng ta xây dựng kế hoạch, lộ trình, giải pháp và tổ chức thực hiện tốt các vấn đề sau đây:
        - Một là, Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu Di tích phải đư­ợc xác định là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc, nhằm góp phần quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Luôn luôn quan tâm chăm lo đào tạo bồi d­ưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn, kỹ thuật làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Kim Liên phải đạt được: Đạo đức, tác phong, trình độ, năng lực công tác ngang tầm với nhiệm vụ đ­ược giao.
        - Hai là, Thư­ờng xuyên đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học đối với di tích, tài liệu hiện vật và môi tr­ường cảnh quan di tích, đồng thời tích cực áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tổng thể phát triển theo hướng bảo tồn tốt nhất các di tích, tài liệu hiện vật và môi trường cảnh quan di tích, nghiên cứu chỉnh lý trưng bày và trưng bày bổ sung nội thất ở các di tích, nhà trưng bày nhằm tạo hiệu quả giáo dục, tuyên truyền cao hơn cho người xem.
        - Ba là, Đầu t­ư hợp lý, đúng h­ướng trang thiết bị, phư­ơng tiện phục vụ cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích, ­ưu tiên việc ứng dụng khoa học công nghệ để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị. Tích cực động viên, vận động sự giúp đỡ, hỗ trợ của cơ quan các cấp, các tổ chức, cá nhân để bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích. Chú trọng mở rộng giao l­ưu, hợp tác, trao đổi và học tập kinh nghiệm các đơn vị bạn trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị  Khu Di tích.
- Bốn là: Bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di sản của Khu di tích Kim Liên gắn với Du lịch, vì Du lịch và di sản văn hóa có mối quan hệ tác động qua lại sâu sắc, di sản văn hóa là động lực, nguồn tài nguyên quan trọng của du lịch, du lịch tác động trở lại di sản văn hóa theo hướng: giữ gìn và phát huy, tôn vinh các giá trị di sản. Phát triển du lịch góp phần quảng bá, giữ gìn các giá trị di sản. Xúc tiến, quảng bá du lịch là phương tiện quan trọng để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh di sản văn hóa của Khu di tích Kim Liên đến với nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế, đồng thời góp phần bảo tồn, giữ gìn các giá trị đó.
- Năm là: Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CBVC, người lao động năm sau cao hơn năm trước.
- Sáu là:  Sự tham gia của người dân địa phương trong quản lý bảo tồn và phát huy các giá trị di sản là cần thiết bởi hai lý do có tính nguyên tắc:
+ Nếu thiếu sự tham gia của cộng đồng địa phương thì sự bền vững lâu dài của di sản sẽ bị đe doạ.
+ Người dân địa phương có quyền được hưởng lợi nhờ khai thác các hoạt động dịch vụ khi du khách về tham quan Khu di tích Kim Liên.
Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Khu di tích Kim Liên là việc làm thường xuyên, lâu dài nhằm đáp ứng nhu cầu tình cảm, nghiên cứu, tìm hiểu của đồng bào cả nước và du khách quốc tế về với Khu di tích Kim Liên, đồng thời gắn với phát triển du lịch góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Qua đó, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ, là địa chỉ quen thuộc, điểm du lịch lý tưởng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan./.

 Nguyễn Bảo Tuấn
 

 

 

Thông tin tham quan

Liên kết website